Văn phòng Hà Nội:
Trụ sở: Số 4/28/379 Phố Đội Cấn, P. Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội VPGD1: Ga Giáp Bát, Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội VPGD2: Tầng 3 nhà 823, Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 024.36423235 - 35401312 - 66739532 - 66739432
Chi nhánh TP.HCM
Văn phòng: K1.05 - D15, Khu River Park, đường Võ Chí Công, Phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, HCM. Điện thoại: 028.62874164 - 62709396 - 66815358 - Fax: 38998545 Kho hàng Sóng Thần - Bình Dương: ĐT/Fax: 0981812749

Số 4/28/379 Phố Đội Cấn, P. Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Tin tức

'Việt Nam dự kiến hoàn thành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong 10 năm'

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam dự kiến hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong 10 năm, khi đang tập trung phát triển đột phá về hạ tầng.

Thông tin này được Thủ tướng chia sẻ tại phiên Đối thoại chiến lược quốc gia trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Davos, Thụy sĩ, ngày 21/1. Đây là lần thứ 4 WEF tổ chức đối thoại chiến lược với Việt Nam.

Cập nhật với các doanh nghiệp về kế hoạch năm nay, Thủ tướng cho biết Việt Nam đặt mục tiêu GDP tăng ít nhất 8% và kinh tế tăng trưởng hai chữ số trong những năm tiếp theo. Ông nhắc lại quan điểm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Để đạt mục tiêu này, một trong những trụ cột chiến lược của Việt Nam là phát triển hạ tầng, theo Thủ tướng. Trong đó, Việt Nam dự kiến hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong khoảng 10 năm. Đồng thời trong năm nay, dự án tuyến đường sắt kết nối Việt Nam với Trung Quốc, Trung Á và châu Âu cũng có thể được khởi công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF tại Davos, Thụy Sĩ ngày 21/1. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam - WEF tại Davos, Thụy Sĩ, ngày 21/1. Ảnh: Nhật Bắc

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được Quốc hội chốt chủ trương đầu tư vào tháng 11/2024 với tổng vốn sơ bộ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, tương đương 67 tỷ USD. Tuyến đường dài 1.541 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), đi qua 20 tỉnh thành.

Toàn tuyến được đầu tư mới khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án này dự kiến khởi công vào 2027.

Bên cạnh hạ tầng đường sắt, Thủ tướng cho hay Việt Nam cũng có nhiều dự án lớn về sân bay, cảng biển, đường bộ cao tốc đang được thúc đẩy mạnh mẽ để về đích đúng hạn. Năm nay, ít nhất 3.000 km đường cao tốc có thể hoàn thành.

Lãnh đạo Chính phủ đưa ra những thông tin về tiến độ của các dự án trên trong bối cảnh đất nước đang tập trung thực hiện quyết liệt ba đột phá chiến lược gồm hạ tầng, thể chế và nhân lực. Theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh nguồn lực bên trong (con người, thiên nhiên), đặc biệt khai thác không gian phát triển mới (không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ).

"Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng bền vững, lấy con người làm trung tâm, không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần và đã tiên phong hoàn thành sớm các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc", Thủ tướng nói.

Tại phiên đối thoại, đại diện các tập đoàn bày tỏ ấn tượng với quyết tâm, cam kết của Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Họ cũng quan tâm tới cơ chế khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực hạ tầng, khí hóa lỏng, việc đảm bảo nguồn điện, nhân lực, tháo gỡ hạn chế xuất khẩu tại một số thị trường quan trọng của Việt Nam.

Trước sự quan tâm của nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết kế hoạch khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và việc hoàn thành trong 5 năm. Điện hạt nhân cùng với nguồn điện hiện có, năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời), nhập khẩu điện và nhiều giải pháp đồng bộ khác, "Việt Nam cam kết không thiếu điện".

Bên cạnh đó, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng nhằm đạt các mục tiêu chiến lược tới năm 2030 và 2045, Việt Nam tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng. Cùng với đó, các động lực tăng trưởng mới là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng được thúc đẩy.

Ông đề nghị các đối tác, nhà đầu tư tiếp tục đồng hành, hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên, cũng như góp ý hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng, ưu đãi tài chính, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ...

Gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc coi trọng và ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc.

Ông Phạm Minh Chính hội kiến Phó thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường hôm 21/1 ở Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Phó thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường, ngày 21/1, tại Davos, Thụy Sĩ. Ảnh: Nhật Bắc

Ông đề cập đến việc hai nước hợp tác về vốn, công nghệ và đào tạo nhân lực để triển khai các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng năm 2025 và Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng thời gian tới. Đây là một trong những phương hướng để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, lượng tử, vi sinh học...

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed Albudaiwi. Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed Albudaiwi, tại Davos, Thuỵ Sĩ, ngày 21/1. Ảnh: Nhật Bắc

Gặp Tổng Thư ký Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) Jasem Mohamed Albudaiwi, Thủ tướng đề nghị Ban thư ký GCC khuyến khích các doanh nghiệp, quỹ đầu tư Vùng Vịnh tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Theo kế hoạch của Chính phủ Việt Nam, trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng sẽ được thành lập, vận hành trong 2025. Việc xây dựng các trung tâm này nhằm phát triển Việt Nam thành điểm đến tài chính quan trọng trong khu vực, thế giới.

Theo Anh Tú-vnExpress

  • 21/01/2025

Tin nổi bật

Miền Bắc zalo Miền Trung zalo Miền Nam zalo
zalo