Văn phòng Hà Nội:
Trụ sở: Ngõ 379/28/4 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội VPGD1: Ga Giáp Bát, Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội VPGD2: Tầng 3 nhà 823, Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 024.36423235 - 024.35401312 - 024.66739532 - 024.66739432
Chi nhánh TP.HCM
Văn phòng: Shophouse K1.05, đường D15, Khu dân cư River Park, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức Điện thoại: 028.62874164 - 028.62874165 - 028.66815358 - Fax: 028.38998545 Kho hàng Sóng Thần - Bình Dương: ĐT/Fax: 0274.379.4348

Ngõ 379/28/4 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Tin tức

Sửa Luật Đường sắt, ưu tiên kết nối các loại hình vận tải

Bộ GTVT đang xin ý kiến rộng rãi đối với Luật Đường sắt (sửa đổi), trong đó quy định rõ việc kết nối đường sắt với các loại hình giao thông vận tải nhằm gom và giải tỏa hành khách, hàng hóa.

Đưa yêu cầu kết nối hạ tầng đường sắt vào Luật

Bộ GTVT cho biết, Luật Đường sắt 2017 hiện hành chưa yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với trung tâm các đô thị lớn, cảng biển, cảng hàng không, các khu đầu mối hàng hóa lớn.

Sửa Luật Đường sắt, ưu tiên kết nối các loại hình vận tải- Ảnh 1.

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) bổ sung các quy định cụ thể về đường sắt kết nối cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng cạn nhằm tối ưu hóa khai thác vận tải (Ảnh: Đường sắt trong cảng Hải Phòng).

Điều này dẫn đến việc khi xây dựng cảng biển, các chủ đầu tư không đầu tư xây dựng đường sắt kết nối với cảng.

Luật cũng chưa có yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với các phương thức vận tải hành khách công cộng tại các trung tâm đô thị nhằm gom và giải tỏa hành khách.

Tại dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Bộ GTVT đã bổ sung quy định "Kết cấu hạ tầng đường sắt phải bảo đảm kết nối với các loại hình giao thông vận tải khác", làm cơ sở để nghiên cứu phương án hướng tuyến, vị trí nhà ga, kết nối trung chuyển để giải quyết bài toán vận tải góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, với các ga đường sắt là đầu mối hàng hóa phải được đầu tư đồng bộ với hệ thống đường bộ vào ga và kết nối với hệ thống giao thông đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa.

Với những ga có lượng hành khách lớn ở trung tâm đô thị phải kết nối trung chuyển với các loại hình phương tiện vận tải công cộng khác để trung chuyển hành khách, giảm tải cho hệ thống giao thông đô thị.

"Với một số nước có hệ thống đường sắt phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp… vận tải đường sắt góp phần rất lớn trong việc vận tải công cộng. Để đạt được mục tiêu này, kết cấu hạ tầng đường sắt phải có tính kết nối với các loại hình giao thông vận tải khác", Bộ GTVT dẫn ví dụ.

Cảng hàng không quốc tế công suất từ 30 triệu khách/năm phải có kết nối đường sắt

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về kết nối giữa các tuyến đường sắt cũng như kết nối đường sắt với cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu đầu mối hàng hóa...

Theo đó, cảng hàng không quốc tế có công suất từ 30 triệu hành khách/năm trở lên, cảng biển loại I trở lên và cảng cạn, cảng thủy nội địa có công suất từ 50.000 TEU/năm trở lên tại các tỉnh/thành phố có đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương đi qua phải có kết nối với đường sắt để đáp ứng nhu cầu vận tải, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường."

Khi lập, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình cảng hàng không, cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa phải dành quỹ đất để xây dựng công trình đường sắt kết nối.

Bộ GTVT cho biết: Tổ chức Cảng biển châu Âu (ESPO) và Ủy ban châu Âu, Liên đoàn Cảng nội địa (EFIP) trong các báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả của các cảng châu Âu phụ thuộc vào khả năng tối ưu hóa kết nối giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt trên toàn bộ mạng lưới giao thông. 

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn các cảng đều có kế hoạch cải thiện tỷ trọng phương thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt; các hãng vận tải đa phương thức khi lựa chọn cảng biển đều quan tâm cảng đó có kết nối đường sắt với nội địa không.

Được biết, Hiệp hội cảng biển châu Âu, Liên minh châu Âu đã dành ngân sách cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng đường sắt và chiếm tỷ lệ 72% so với các phương thức kết nối khác. 

Về kết nối đường sắt với cảng cạn, Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng: "Ưu tiên hình thành và phát triển: Các cảng cạn gắn với phương thức vận tải khối lượng lớn (đường thủy nội địa, đường sắt); các cảng cạn gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm logistics và các cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế có nhu cầu vận tải với khối lượng lớn."

Còn theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống các cảng cạn sẽ có kết nối đường sắt với cảng biển và cửa khẩu gồm các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn; Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; Đường sắt Bắc - Nam: Ga cuối đường sắt khu vực Cái Mép, Ga Cà Ná; TP.Hồ Chí Minh - Lộc Ninh.

"Việc quy định kết nối đường sắt với hệ thống cảng cạn nhằm tối ưu hóa vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu của từng khu vực và các hành lang kinh tế; kết nối cảng cạn xa với cảng biển; góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, thúc đẩy vận tải đa phương thức, giảm chi phí dịch vụ vận tải và logistics", Bộ GTVT nhấn mạnh.

Theo Kỳ Nam-BáoGiaoThông

  • 03/09/2024

Tin nổi bật

Miền Bắc zalo Miền Trung zalo Miền Nam zalo
zalo