Văn phòng Hà Nội:
Trụ sở: Ngõ 379/28/4 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội VPGD1: Ga Giáp Bát, Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội VPGD2: Tầng 3 nhà 823, Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 024.36423235 - 024.35401312 - 024.66739532 - 024.66739432
Chi nhánh TP.HCM
Văn phòng: Shophouse K1.05, đường D15, Khu dân cư River Park, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức Điện thoại: 028.62874164 - 028.62874165 - 028.66815358 - Fax: 028.38998545 Kho hàng Sóng Thần - Bình Dương: ĐT/Fax: 0274.379.4348

Ngõ 379/28/4 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Tin tức

Người vi phạm giao thông dần quen xử phạt qua VneID

Sau hơn 4 tháng triển khai, quy trình lập biên bản, xử lý vi phạm thông qua VNeID đã cho thấy hiệu quả rất nhanh gọn, thuận tiện hơn so với cách làm truyền thống. Nhiều người vi phạm giao thông đã dần quen với việc xử phạt này.

Không lo quên mang giấy tờ

Chiều 16/11, nữ sinh viên T.T.N (SN 2005, ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị Tổ công tác đặc biệt số 5 thuộc công an TP Hà Hội xử lý do đi xe máy ngược chiều trên đường Nguyễn Tuân - Lê Văn Lương.

Người vi phạm giao thông dần quen xử phạt qua VneID- Ảnh 1.

CSGT tra cứu tình trạng GPLX người vi phạm qua VNeID.

Khi CSGT yêu cầu N xuất trình giấy đăng ký xe và bằng lái, nữ sinh nói cô vội đi đến trường nên quên mang, xin chờ để gọi người nhà mang ra chốt. Ngay lúc đó, thiếu tá Nguyễn Quốc Huy (Đội phó Đội CSGT số 6) tiến đến và hỏi: "Em đã tích hợp các loại giấy tờ này vào ứng dụng VNeID chưa? Nếu mang điện thoại thì có thể mở ứng dụng để xuất trình".

N vội mở điện thoại và đăng nhập VNeID, sau đó cô bất ngờ khi mình đã tích hợp đầy đủ giấy đăng ký xe và bằng lái xe hạng A1 từ trước đó.

Quá trình Tổ công tác lập biên bản, N được CSGT giải thích: "Từ nay về sau, em hoàn toàn được sử dụng giấy tờ đã tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử này, không lo quên giấy tờ ở nhà hay bị mất".

Vài phút sau, lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra tài xế N.V.T (SN 1986, quê Thái Bình) vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Khi vừa vào chốt, anh T nhanh chóng mở điện thoại, đăng nhập vào VNeID một cách rất thuần thục.

"Tôi nắm được Thông tư 28 từ lâu, nên cất hết giấy tờ xe và các loại bằng lái gốc cho an toàn, ra đường chỉ sử dụng ứng dụng của Bộ Công an", anh T cho hay.

Vẫn còn nhiều người chưa tích hợp

Việc người vi phạm quên xuất trình các loại giấy tờ như thẻ căn cước, giấy tờ xe và giấy phép lái xe khi làm việc với CSGT, như trường hợp của nữ sinh N không hiếm gặp.

Theo thiếu tá Nguyễn Quốc Huy, từ ngày 1/7, Thông tư 28/2024 có hiệu lực đã nêu rõ, khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản VNeID thì CSGT thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử và VNeID.

Từ thời điểm Thông tư 28 có hiệu lực, CSGT và các lực lượng khác đã tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng phương thức xuất trình giấy tờ điện tử này. Tuy nhiên, một bộ phận người dân khi làm việc với lực lượng chức năng vẫn có thói quen đưa giấy tờ vật lý, dù họ đã tích hợp hết vào VNeID và đã mang sẵn điện thoại di động.

Thậm chí, theo ghi nhận của PV khi theo chân các tổ CSGT của Công an Hà Nội làm nhiệm vụ, một số tài xế dù đã có ứng dụng VNeID mức 2, nhưng vẫn chưa tích hợp bất kỳ loại giấy tờ nào liên quan đến phương tiện và người lái.

Như trường hợp của anh P.Đ.L (SN 1990, ở Hà Tĩnh). Chiều 16/11, anh L đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên bị tổ tuần tra của Đội CSGT số 4 dừng xử lý tại ngã tư Lê Duẩn - Khâm Thiên.

Do anh L quên mang giấy tờ vật lý nên CSGT đề nghị truy cập VneID. Tuy nhiên, khi tài xế đăng nhập ứng dụng, phần giấy tờ xe trống trơn. "Tôi mới đi nước ngoài về, vừa làm lại thẻ căn cước nên chưa kịp tích hợp dù đã biết đến quy định này từ lâu", anh L phân trần.

Hay trường hợp của anh N.Đ.H (SN 1985, quê Nghệ An). Khi bị CSGT yêu cầu làm việc, H dù thường xuyên sử dụng VNeID để giao dịch hành chính, nhưng vẫn đưa bằng lái xe vật lý có sẵn trong ví. Nói lý do, anh H chia sẻ: "Việc đăng nhập ứng dụng nhiều khi hơi rắc rối, phải nhập nhiều lần mật khẩu và phải bắt buộc đổi mật khẩu sau một thời gian nhất định".

Thuận tiện cho CSGT lẫn người vi phạm

Đối với những người xuất trình giấy tờ điện tử như anh T và nữ sinh N, lực lượng CSGT lập tức tra cứu trên hệ thống của Cục CSGT để xác định giấy tờ của họ đã bị tạm giữ, tước ở nơi nào hay chưa.

Nếu giấy tờ đã bị tước, tạm giữ ở địa bàn khác, ứng dụng VNeID sẽ hiển thị dòng thông báo màu đỏ. Lúc đó, dù người vi phạm có trình giấy tờ vật lý cũng không được chấp nhận.

Bên cạnh đó, quy trình lập biên bản, xử lý vi phạm thông qua VNeID cũng nhanh gọn, thuận tiện hơn rất nhiều so với cách làm truyền thống, nhất là đối với người dân.

Theo CSGT, ví dụ tài xế vi phạm xuất trình thông tin của giấy tờ đã tích hợp online, thời gian xử lý các thao tác giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn hơn rất nhiều. Thậm chí, nếu công dân sử dụng dịch vụ công mức độ 4, họ hoàn toàn có thể nộp phạt trực tuyến. Sau khi hết thời hạn, trạng thái tạm giữ giấy tờ ứng dụng VNeID sẽ tự động biến mất, trả lại tình trạng pháp lý ban đầu.

"Như vậy, người vi phạm sẽ không mất thời gian, công sức đi lại để đến tận trụ sở của đơn vị CSGT nơi ra quyết định xử phạt để lấy lại giấy tờ như trước đây. Quan trọng hơn, việc này hạn chế tình trạng tài xế đánh rơi, làm thất lạc giấy tờ khi mang theo bên mình", thiếu tá Huy cho biết.

Đại diện một số đơn vị của Phòng CSGT Công an Hà Nội cho hay, trung bình mỗi tháng, lực lượng chức năng xử lý khoảng hơn 100 hồ sơ của người vi phạm giao thông xuất trình qua ứng dụng VNeID.

Điều này giúp lực lượng xử lý vi phạm hành chính tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức. Đặc biệt, trong quá trình xử lý có thể phát hiện ngay được hành vi sử dụng giấy tờ xe, bằng lái xe giả. Qua tra cứu, CSGT cũng nắm rõ được ngay tình trạng của giấy tờ đó có còn hiệu lực hay đang bị tạm giữ.

((Theo Cục CSGT, Thông tư 28/2024 quy định CSGT trên cả nước thực hiện kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông thông qua VNeID kể từ ngày 1/7.

Các loại giấy tờ người dân được xuất trình qua VNeiD gồm: Giấy phép lái xe; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe).

Khi người dân nộp phạt online, hệ thống sẽ tự động thông báo việc người vi phạm đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Qua đó, CSGT nắm bắt và tự động thực hiện việc xóa bỏ thông tin về tình trạng tạm giữ, tước giấy tờ (khi hết thời hạn tạm giữ, tước) trên VNeID.))

Theo Hoàng Lam-BáoGiaoThông

  • 19/11/2024

Tin nổi bật

Miền Bắc zalo Miền Trung zalo Miền Nam zalo
zalo