Văn phòng Hà Nội:
Trụ sở: Ngõ 379/28/4 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội VPGD1: Ga Giáp Bát, Giải Phóng, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội VPGD2: Tầng 3 nhà 823, Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 024.36423235 - 024.35401312 - 024.66739532 - 024.66739432
Chi nhánh TP.HCM
Văn phòng: Shophouse K1.05, đường D15, Khu dân cư River Park, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức Điện thoại: 028.62874164 - 028.62874165 - 028.66815358 - Fax: 028.38998545 Kho hàng Sóng Thần - Bình Dương: ĐT/Fax: 0274.379.4348

Ngõ 379/28/4 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Tin tức

Hà Nội đề xuất chi gần 400 tỷ đồng triển khai hệ thống giao thông thông minh

Sở GTVT Hà Nội vừa trình UBND TP chủ trương triển khai hệ thống giao thông thông minh giai đoạn 1.

Thuê dịch vụ công nghệ thông tin

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội đề xuất TP cho phép cơ quan này triển khai hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn theo phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, chi phí với hơn 392 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội thực hiện giai đoạn 1 (từ năm 2025 - 2027).

Hà Nội đề xuất chi gần 400 tỷ đồng triển khai hệ thống giao thông thông minh- Ảnh 1.

Bên trong Trung tâm Điều hành giao thông thông minh đang được Hà Nội thí điểm triển khai.

Giai đoạn đầu của đề án, Sở GTVT Hà Nội sẽ triển khai đề án thành lập Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà nội (trên nền tảng Trung tâm Quản lý điều hành giao thông công cộng hiện nay) để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy triển khai thực hiện khai thác 9 chức năng ban đầu của hệ thống giao thông thông minh (ITS).

Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng trung tâm (tại địa chỉ số 1 Kim Mã), bao gồm: Cải tạo sửa chữa trụ sở; Lắp đặt hệ thống máy chủ, hệ thống màn hình; Hệ thống phần mềm lõi dùng chung; Hệ thống phần mềm gắn với 9 chức năng khai thác giai đoạn đầu.

Lắp đặt hệ thống các thiết bị ngoại vi, gồm hệ thống camera (giám sát tốc độ; đo đếm lưu lượng; xử phạt giao thông); Hệ thống bảng báo điện tử; hệ thống tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông; hạ tầng truyền dẫn.

Hệ thống giám sát giao thông sẽ có chức năng tích hợp, thu thập thông tin GPS, camera trên xe; Tích hợp trên nền tảng quản lý giao thông công cộng; Phân tích, xử lý đưa ra báo cáo dựa trên AI; Điều hành, quản lý giao thông công cộng; Quản lý việc cung cấp các dịch vụ tiện ích cho người sử dụng.

Tiếp nhận, cung cấp thông tin giao thông thông qua các hệ thống: VMS, trụ GTTM, Loa phát thanh, Kios thông tin thông minh, ứng dụng (Hanoimap, Công dân thủ đô), website, kết nối radio.

Hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, phát hiện vi phạm giao thông (lấn làn, đèn tín hiệu, tốc độ,…); Tổng hợp, thống kê; Chia sẻ, cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan (CATP, Ủy ban ATGT Quốc gia); Hỗ trợ ra chính sách hạn chế vi phạm.

Quản lý giao thông công cộng, tích hợp các hệ thống chuyên ngành quản lý vận tải của Cục Đường bộ VN, Đường thủy nội địa, Đường sắt VN... ; Cung cấp công cụ hỗ trợ vận tải giao thông công cộng và vận tải đa phương thức trên địa bàn TP.

Cung cấp thông tin bãi đỗ, số vị trí trống (camera, sensor); Hỗ trợ tìm đường đến vị trí đỗ; Đặt chỗ và thanh toán phí đỗ xe (qua ví điện tử và thiết bị ePass); Tổng hợp, báo cáo số liệu (doanh thu, năng suất…).

Hệ thống cũng giúp nhận dạng sự cố từ nhiều nguồn, xác thực sự cố, điều hành các tổ chức liên quan và theo dõi khắc phục sự cố.

Quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng như tích hợp các hệ thống vé điện tử; báo cáo, tổng hợp dữ liệu thanh toán.

Công cụ quan trọng quản lý, điều hành giao thông

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, tỷ lệ diện tích đất giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 20%-26% cho đô thị trung tâm; diện tích đất cho giao thông tĩnh phải đạt từ 3%-4%.

Bên cạnh đó tại thời điểm hiện nay dân số của Thành phố là trên 8 triệu người (chưa bao gồm 1,2 triệu dân vãng lai thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại Thành phố). 

Số lượng phương tiện giao thông đường bộ là trên 7,8 triệu phương tiện các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2023 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng 12,13% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông. 

Mặt khác, việc triển khai áp dụng khoa học công nghệ cũng như đầu tư hệ thống ITS trong quản lý điều hành giao thông vận tải mới chỉ trong giai đoạn đầu và chưa có định hướng một các đồng bộ, tổng thể.

Từ thực tế nêu trên, Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện giai đoạn 1 đề án ''Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội'' là rất cần thiết nhằm khắc phục kịp thời các tồn tại hạn chế hiện nay, dần dần hình thành hệ thống giao thông thông minh của Thành phố, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới. 

Đây cũng là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông, trong đó có: Quản lý khai thác hạ tầng giao thông một cách hiệu quả giúp giảm ùn tắc, tiết kiệm chi phí đi lại, tạo điều kiện tối đa cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, cung cấp thông tin giao thông chính xác, khai thác tối ưu hạ tầng giao thông hiện tại. 

Cùng đó, nâng cao năng lực quản lý khi thông tin được chia sẻ chính xác và nhanh chóng giữa các ban ngành, tăng khả năng phối hợp liên ngành trong xử lý các vấn đề, cung cấp thông tin cho việc xây dựng chính sách, xử lý khẩn cấp các sự cố giao thông.

((Theo ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, theo kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống ITS gồm 3 giai đoạn: Kiện toàn hình thành, mở rộng và phát triển và cuối cùng là giai đoạn phát triển bền vững.

Từ đây, Hà Nội đề xuất lộ trình phát triển cho hệ thống giao thông thông minh của Thành phố theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2024-2026): Hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà nội, trong đó có bộ phận quản lý điều hành giao thông thông minh với giai đoạn đầu khai thác 9/12 chức năng, bao gồm: Giám sát giao thông; Cung cấp thông tin giao thông; Điều khiển giao thông; Hỗ trợ xử lý vi phạm TT ATGT; Quản lý GTCC; (6) Quản lý đỗ xe; Quản lý sự cố; Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; Quản lý thanh toán vé điện tử GTCC.

Giai đoạn 2 (2027-2029): Mở rộng phạm vi, vùng hoạt động đối với 9 chức năng hiện hữu đã hình thành trong giai đoạn 1. Hoàn thiện, đưa vào khai thác vận hành đủ 12/12 chức năng theo yêu cầu của hệ thống giao thông thông minh (bổ sung 3 chức năng còn lại: Quản lý vận tải; Quản lý nhu cầu (thu phí nội đô); Mô phỏng giao thông). Tích hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành giao thông thành phố tại trung tâm.

Giai đoạn 3 (từ năm 2030) sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố, kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố thông minh, đưa Hà Nội trở thành có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.))

Theo Lê Tươi-BáoGiaoThông

  • 17/09/2024

Tin nổi bật

Miền Bắc zalo Miền Trung zalo Miền Nam zalo
zalo